logo

Đằng sau sự tăng giá chóng mặt của giá gas là những câu chuyện tương phản từ chính doanh nghiệp. Thực tế ấy đòi hỏi sự phản ứng chính sách thích hợp. Khi giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng đột ngột tăng vọt, đến ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cũng phải nhận xét: người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện…!

 Đằng sau sự tăng giá chóng mặt của giá gas là những câu chuyện tương phản từ chính doanh nghiệp. Thực tế ấy đòi hỏi sự phản ứng chính sách thích hợp.
Khi giá gas bán lẻ tới tay người tiêu dùng đột ngột tăng vọt, đến ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cũng phải nhận xét: người tiêu dùng có thể quay lại dùng các chất đốt, nhiên liệu khác thay thế như củi, điện…!
Kinh doanh gas nhập khẩu: lợi nhuận bèo
Theo lý giải của các doanh nghiệp kinh doanh gas, giá gas hợp đồng giao tháng 12 (giá CP) được Công ty Khí hóa lỏng Luxen – nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng khí hóa lỏng – chốt ở mức 1.162,5 đô la Mỹ/tấn, tăng 267,5 đô la Mỹ so với mức giá 895 đô la Mỹ/tấn giao hàng tháng 11 nên giá bán lẻ trong nước tăng 6.500 đồng/kg.
Như vậy tại thị trường trong nước, bình gas 12 kg sẽ tăng giá gần 80.000 đồng, đạt mức khoảng 490.000 đồng/bình, cao nhất từ đầu năm tới nay.
Đại diện một doanh nghiệp kinh doanh gas cho hay, với chi phí premium (chi phí vận chuyển, bảo hiểm từ thị trường nước ngoài về Việt Nam) không có gì thay đổi, vẫn là 85 USD/tấn, thuế nhập khẩu hiện nay là 5%, thuế VAT là 10%, nên giá gas nhập khẩu vào tới kho của doanh nghiệp đã lên tới 1.440 USD/tấn. Hiện tại mức giá bán cho các hộ sản xuất công nghiệp là khoảng 1.470 USD/tấn. Tuy nhiên, để bán được giá này, đơn vị kinh doanh gas còn phải chịu chi phí thuê kho, phần vận chuyển từ kho của mình tới trạm nạp của khách hàng và tính thêm phần lợi nhuận của mình vào đó. Một doanh nghiệp cho hay, mức chênh lệch khoảng 30 USD/tấn cho các khâu này là không đáng kể.
Dẫu vậy, nếu so sánh mức giá bán gas công nghiệp và mức giá bán lẻ gas dân dụng thì chênh lệch lên tới 9,5 triệu đồng/tấn, tức là khoảng 30%. Tuy nhiên, doanh nghiệp bán lẻ gas cũng cho hay, phần chênh lệch này được chia cho 3 khâu chính là chiết nạp, khấu hao vỏ bình và lợi nhuận của các kênh phân phối cấp 1, cấp 2 bên dưới. Bình quân mỗi khâu này chiếm khoảng 10% trong số chênh lệch 30% giữa giá gas công nghiệp và dân dụng trên. Vì thế, tính đến cùng kiệt, cứ nhập gas theo giá CP tháng 12 về rồi bán đến tay các hộ tiêu thụ thì lời lãi cũng chẳng đáng kể. “Có chăng là đơn vị nào nhập được nhiều hàng giá rẻ trước đó về thì nay bán với giá mới sẽ hiệu quả hơn. Với kênh phân phối cũng vậy, nếu ém được hàng nhập trước đó với giá rẻ thì nay bán ra sẽ có lợi nhuận tốt”, doanh nghiệp này cho biết.
Trước việc giá gas tăng chóng mặt, các doanh nghiệp gas đã kiến nghị bỏ 5% thuế nhập khẩu để giảm được chi phí chừng nào tốt chừng đấy. Đề nghị này cũng đã được sự ủng hộ của Bộ Công Thương.
Sản xuất gas: lợi nhuận khủng
Lúc này chỉ có các doanh nghiệp sản xuất gas nội địa cầm chắc lãi lớn. Không chờ tới khi giá gas thế giới tăng mạnh trong tháng 12 này mới khiến cho cổ phiếu GAS của PV Gas trở nên có giá, mà ngay từ khi niêm yết trên sàn, nó đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư bởi mức lợi nhuận khủng. Theo các báo cáo công khai, năm 2012, với doanh thu 68.420 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của PV Gas là 12.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 10.102 tỷ đồng. Bước vào năm 2013, mục tiêu mà PV Gas đặt ra là đạt doanh thu trên 55.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 11.000 tỷ đồng.
Tại báo cáo của PV Gas về kết quả kinh doanh quý 3 và lũy kế 9 tháng đầu năm 2013 của riêng công ty mẹ cho thấy, khả năng doanh nghiệp này vượt xa chỉ tiêu kinh doanh của cả năm là rất đơn giản. Theo đó, doanh thu thuần quý 3 đạt 15.145 tỷ đồng, tăng nhẹ khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2012, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 42.913 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2012. Đáng nói là tuy doanh thu không đạt mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận lại rất đáng mừng. Ngoài ra lợi nhuận gộp quý 3 của PV Gas đạt 3.828 tỷ, tăng gần 20% so với cùng quý năm 2012 và lũy kế 9 tháng của năm 2013 đã đạt 12.033 tỷ đồng, tăng tới 24% so với cùng kỳ năm 2012. Dĩ nhiên, câu hỏi cũng được không ít nhà đầu tư hay những người quan tâm đặt ra là vì sao PV Gas lại luôn đạt được mức lợi nhuận hàng chục ngàn tỷ đồng trong điều kiện nền kinh tế có nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp đang phải tìm đủ cách để duy trì sự tồn tại? Xét theo cách thông thường, PV Gas có thể tự hào với việc là doanh nghiệp hàng đầu trên thị trường khí khi đang nắm tới 70% thị phần cung cấp khí của cả nước. Tuy nhiên, sức mạnh của PV Gas nằm ở chính việc được giao nhiệm vụ độc quyền “tay hòm, chìa khóa” trong việc bán khí thu tiền khi thực hiện các hợp đồng khai thác khí tại Việt Nam từ trước tới nay.
Theo Luật Dầu khí, các nguồn khí thiên nhiên đang khai thác ở Việt Nam đều phải có sự hợp tác với PVN để tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động dầu khí. Với tư cách “chủ mỏ”, PVN bán lại lượng khí thu về cho PV Gas (đơn vị thành viên của PVN hoạt động trong lĩnh vực khí) để doanh nghiệp này tiếp tục bán ra cho các hộ tiêu thụ như điện, phân đạm hay các doanh nghiệp công nghiệp khác.
Do hoạt động khai thác khí đã có từ nhiều năm trước nên giá khí bán cho PVN ở các mỏ khác nhau sẽ khác nhau. Đáng nói là trong khi giá khí đầu vào được chủ mỏ bán cho PVN hay PV Gas (đơn vị được giao trách nhiệm thay PVN) khá thấp, bởi các cam kết có từ cả chục năm qua, thì giá bán khí đầu ra cho các hộ tiêu thụ lại đang theo giá thị trường quốc tế, trừ các khối lượng khí đã được ký hợp đồng bao tiêu ngay khi phát triển các mỏ khí này.
Như vậy, khi giá khí trên thị trường quốc tế tăng mạnh, cơ hội để PVN và PV Gas gia tăng lợi nhuận của mình là điều tất yếu. Với thực tế này, đa phần lợi nhuận khủng mà PV Gas và PVN có được từ kinh doanh khí là nhờ các quy định hiện hành trong việc quản lý tài nguyên đất nước. Khi PV Gas còn là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì câu chuyện quản lý, phân chia lợi nhuận mà PV Gas thu được từ những lợi thế như nói trên không có nhiều chuyện để nói. Tuy nhiên, khi PV Gas chuyển thành công ty cổ phần và tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán thì lợi nhuận có được từ sự độc quyền phân phối trên thị trường khí cũng như từ lợi thế trong việc khai thác tài nguyên của đất nước với giá rẻ để chia cho các cổ đông lại trở thành một câu chuyện lớn.
Vì vậy, Chính phủ mới đây đã chỉ đạo chưa tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại PV Gas, đồng thời giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và PVN tính toán lại phương án thu điều tiết vào ngân sách nhà nước đối với mặt hàng khí. (Tạp chí Doanh Nhân số ra 146 ngày 10/12, tr14+15, tác giả Kiến Giang) 

Địa chỉ công ty:

27/11 ĐT 743, Khu phố Đông Chiêu, Phường Tân Đông Hiệp, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

-------------------

Văn phòng:

Số 07 Nguyễn Trung Trực, Phường Dĩ An, Tp.Dĩ An, Bình Dương

-------------------

Nhà máy:

TĐ 419, BĐ Số 39, Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương 

---------------------

Mail: cskh.luxengas@gmail.com

Hotline: 0911 66 1080

MST: 3700542719

Thiết kế website bởi webmoi.vn

Đang online:6

Hôm nay:43

Tuần này:2177

Tháng này:12538

Đã truy cập:2732613

Hãy đăng ký email của bạn để cập nhật thông tin khuyến mãi nhanh nhất.
Đã thêm giỏ hàng
0911 66 1080